Chuyển đến nội dung chính

"Cửa" mới để tăng xuất kh���u tôm

Anh là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ hai của Việt Nam sau Hà Lan trong khối EU, chiếm 31% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam sang EU.
Giá tôm"ngược chiều" với sản lượng
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ hải sản Việt Nam (VASEP) vừa cho biết, xuất khẩu thuỷ sản nửa đầu năm nay đã đạt gần 4 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tôm là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất khi đạt hơn 1,6 tỷ USD.
Tuy nhiên, giá tôm trên thị trường thế giới giảm, sản lượng của các nước sản xuất tôm đồng loạt tăng đã khiến giá tôm nguyên liệu và giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam cũng bị ảnh hưởng trong những tháng gần đây. Xuất khẩu tôm giảm gần 10% và 0,7% trong tháng 5 và tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái.
EU hiện vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của tôm Việt Nam. Việc xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU hiện khá thuận lợi do tôm Ấn Độ (đối thủ chính của Việt Nam tại EU) gặp khó khăn trên thị trường EU và đối mặt với nguy cơ EU cấm nhập khẩu nên tôm Việt Nam được lựa chọn thay thế.
Bên cạnh đó, tôm Việt Nam có lợi thế được hưởng mức thuế GSP từ EU mà Thái Lan và Trung Quốc không có. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam với Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, mặt hàng tôm Việt Nam sẽ càng có nhiều cơ hội xuất khẩu vì theo cam kết mặt hàng tôm sẽ được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt.
Tuy nhiên, trong nước, cùng với giá tôm nguyên liệu, giá tôm xuất khẩu cũng có xu hướng giảm từ cuối tháng 2 và hiện đã giảm đến 20% so với thời điểm cuối năm 2017. Ðiều này khiến các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm không dám thu mua nguyên liệu nhiều dù giá khá thấp, khiến thị trường tôm nguyên liệu càng thêm ảm đạm.
Nguyên nhân của tình trạng nêu trên là do nguồn cung tôm thế giới tăng mạnh trong những tháng đầu năm. Theo VASEP, sản lượng tôm của các nước sản xuất chính trên thế giới được dự báo có thể đạt 3,5 triệu tấn trong năm 2018, mức cao nhất trong vòng 10 năm qua. Chính vì vậy, xu hướng giá giảm không chỉ xảy ra ở riêng Việt Nam mà ở cả các nước như: Ecuador, Thái Lan, Indonesia,... Sự gia tăng sản lượng này bắt nguồn từ năm 2017 khi thị trường tiêu thụ tôm thế giới khá tốt, người nuôi được giá cho nên nhiều nước đã tăng diện tích nuôi, trong đó có Việt Nam.
Tại thị trường nhập khẩu tôm lớn là Mỹ thì lượng tồn kho tăng cao sau khi nhập khẩu trong năm 2017 của nước này tăng 10%. Do đó, trên thị trường Mỹ, các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam cũng phải cạnh tranh gay gắt về giá với các nước xuất khẩu khác khi họ liên tục cung ứng với giá thấp. Cụ thể, giá trung bình tôm Ấn Ðộ xuất vào Mỹ đạt 9,9 USD/kg trong quý I-2018, trong khi giá trung bình xuất khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ ở mức 11,4 USD/kg. Khi doanh nghiệp không xuất được hàng thì giá tôm nguyên liệu trong nước càng có nguy cơ giảm sâu hơn.
Từ thực tế trên, nhiều chuyên gia lo ngại Việt Nam phải tăng mở rộng các thị trường để để gia tăng thị phần xuất khẩu.
"Cửa" mới cho tôm Việt
Cũng theo VASEP, Anh là nước nhập khẩu tôm lớn thứ 3 trong khối EU sau Tây Ban Nha và Pháp, mỗi năm quốc gia này nhập khẩu trung bình khoảng 900 triệu USD tôm. Anh nhập khẩu tôm chủ yếu để tiêu thụ trong nước vì vậy trong 3 năm trở lại đây, Anh là đích đến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam.
Việt Nam là nguồn cung tôm lớn nhất cho Anh, chiếm 24% tổng giá trị nhập khẩu tôm của Anh. Ấn Độ đứng thứ hai chiếm 17%. Trong khối EU, Anh là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ hai của Việt Nam sau Hà Lan, chiếm 31% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam sang EU và chiếm 5,6% tổng xuất khẩu tôm Việt Nam đi tất cả các thị trường.
Nguồn VASEP
VASEP cho biết, năm 2017, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Anh đạt 210,6 triệu USD, tăng 55,5% so với năm 2016. Ba tháng đầu năm 2018, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Anh đạt 41,4 triệu USD, tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 3 năm trở lại đây, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Anh tăng trưởng liên tục từ 114,6 triệu USD năm 2014 lên 210,6 triệu USD năm 2017, tăng gần 84%. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Anh có xu hướng ngày càng tăng do Anh đẩy mạnh nhập khẩu tôm nước ấm nhờ giá phải chăng để thay thế cho tôm nước lạnh. Giá tôm nước lạnh ngày càng tăng do các nước khai thác liên tục cắt giảm hạn ngạch khiến sản lượng sụt giảm.
Có thể nói, Anh là một thị trường đáng lưu tâm của doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam trong khối EU vì DN xuất khẩu sang thị trường này được hưởng ưu đãi về thuế GSP giống như quy định chung trong xuất khẩu sang EU. Anh là thị trường có mức sống cao nên người tiêu dùng nước này không chỉ lựa chọn những sản phẩm chất lượng cao, tiện lợi mà còn chú ý đến tiêu chí bền vững của sản phẩm.
Do vậy, Vasep khuyến nghị, các DN nên lưu ý tiêu chí này để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đằng sau câu chuyện bán hoa ngày Valetine của sinh viên ngày nay

Chủ đề:  Valentine: Lời chúc và quà tặng ý nghĩa ngày Valentine cho bạn gái Hàng năm, cứ vào ngày Valentine tức ngày lễ tình yêu 14 tháng 2, những tuyến đường gần các trường đại học ở TP HCM, công viên lại sôi động và náo nhiệt với nhiều gian hàng hoa tươi nhiều màu sắc. Đây là các gian hàng do các bạn sinh viên lập ra nhằm tranh thủ kiếm thêm một khoản thu nhập, tuy không nhiều nhưng phần nào cũng phụ đỡ được cho gia đình về cuộc sống và việc học tập. Bán hoa với mục đích “không phải để làm giàu, lời lãi cũng chẳng bao nhiêu đôi khi huề vốn là may” đó là lời tâm sự của những bạn sinh viên xuống đường bán hoa dịp lễ Valentine. cái chủ yếu đó chính là giá trị mà các bạn sinh viên mong muốn đạt được chính là trau dồi thêm cho mình các kiến thức về kinh doanh. Đối với các bạn sinh viên, mỗi dịp bán lễ, Tết là cơ hội để các bạn thể hiện cũng như trau dồi thêm kinh nghiệm kinh doanh. Ảnh: Duy Phong Thường thì những người bán hoa

Gái gọi Zalo: ‘Em có điên đâu mà cho mặt thật lên đây’

Chỉ cần chiếc điện thoại smart phone truy cập zalo, khách làng chơi và gái bán dâm có thể thoải mái liên lạc để ngã giá đi khách sạn hoặc nhà nghỉ. (TNO) Chỉ cần chiếc smart phone, các   gái gọi zalo có thể đăng thông tin, hình ảnh "chào hàng" mà không cần mất phí môi giới. Khách làng chơi cảm thấy hứng thú với dịch vụ "mát mẻ" này. Thế nhưng ít ai biết, phía sau việc này lại là những cạm bẫy giăng sẵn. Ở bất cứ khu vực nào của Hà Nội, khi chúng tôi mở chiếc smartphone, truy cập vào zalo, tìm bạn chát và chọn hiển thị giới tính nữ, đều xuất hiện nhan nhản danh sách "gái gọi" hiện ra trước mắt. Nói như vậy vì không khó để nhận biết nick name nào là "gái gọi". Hầu hết các cô đều ghi số điện thoại rõ ràng, kèm theo là dòng chữ "em đang cần tiền", "em là sinh viên đang cần tiền đóng học phí", "ai có nhu cầu xxx thì liên hệ em", "em đang cần tiền về quê, mong các anh giúp em"… Thậm chí, có cô còn cho địa chỉ nh

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội (phần 3)

Những khu đất sắp được thu hồi để mở đường ở phường Kim Mã đáng chú ý nhất. Xem thêm:  https://vietnammoi.vn/nhung-khu-dat-sap-thu-hoi-de-mo-duong-o-phuong-kim-ma-ba-dinh-ha-noi-phan-3-20210412114828767.htm Phương Kim Mã có nhiều đường sắp mở theo quy hoạch, trong đó có đường nối ngõ 221 Kim Mã tới ngã ba Núi Trúc - Nam Cao hiện nay (đường số 1). Từ khoảng giữa đường số 1, có một đường khác sẽ được mở thông tới phố Giang Văn Minh (đường số 2). Toàn bộ diện tích đất nằm trong quy hoạch mở hai tuyến đường này đã được đưa vào kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2020. Hai đường sắp mở (phần giới hạn đường kẻ màu xanh) trong bản đồ Quy hoạch sử dụng đất quận Ba Đình. Hình ảnh hai đường trong bản đồ Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020.