Hiện tượng hậu sản mòn luôn khiến các mẹ sau sinh lo lắng. (Ảnh Usnews) |
Nguyên nhân của bệnh hậu sản mòn
Sau khi sinh con, mẹ thường mất một lượng chất rất lớn trong cơ thể. Cơ thể mất đi sự cân bằng, thiếu đi nhiều chất nhưng chưa được bổ sung kịp thời.
Sau sinh, khi cơ thể còn yếu, mẹ lại phải làm nhiều việc quá sức với tình trạng cơ thể dẫn đến suy nhược, ăn không ngon, người mệt mỏi, khó chịu.
Mẹ thường phải thức đêm chăm con sau sinh, lịch ăn ngủ, nghỉ thất thường dễ dẫn đến cơ thể xanh xao, thiếu cân, gầy yếu.
Cơ thể cũng có thể mắc một căn bệnh nào đó nhưng mẹ chưa phát hiện và chữa trị kịp thời.
Việc quan hệ tình dục quá sớm, khi cơ thể chưa sẵn sàng, tử cung chưa hồi phục làm tổn hại trực tiếp đến sức khỏe cũng là nguyên nhân gây ra bệnh hậu sản mòn. Các bác sĩ khuyến cáo, sau sinh cần có một thời gian dài từ 2 – 3 tháng để cơ thể kịp thời hồi phục, tránh việc quan hệ tình dục sớm gây tổn thương, viêm nhiễm vùng kín, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tâm lý của người mẹ. Đặc biệt là sau sinh mổ, cần chờ vết thương hồi phục hoàn toàn mới được sinh hoạt vợ chồng.
Gần gũi vợ chồng khi cơ thể còn yếu cũng là nguyên nhân gây ra bệnh hậu sản mòn. (Ảnh Theasianparent) |
Sau sinh, các mẹ thường kiêng khem quá kỹ, ít vận động và chăm sóc cơ thể theo khoa học cũng dễ dẫn đến việc cơ thể suy nhược, thích ứng kém với môi trường và sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
Những biểu hiện thường gặp
Bệnh hậu sản mòn có biểu hiện thông qua hai dạng:
Bệnh hậu sản thông thường với biểu hiện cơ thể gầy gò, xanh xao. Mẹ sút cân nhanh mặc dù vẫn bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Bên cạnh đó còn có hiện tượng sôi bụng, nóng bụng, chán ăn…
Bệnh hậu sản phù với triệu chứng phức tạp hơn như chân tay, mặt nổi phù nề.
Thức đêm chăm con, chế độ ăn uống không hợp lý. (Ảnh Theasianparent) |
Làm gì khi bị hậu sản mòn?
Sau sinh, người mẹ nên thiết lập chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Cần ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm gồm chất béo, bột đường, vitamins và khoáng chất. Đặc biệt, mẹ nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, ít gây tổn hại đến dạ dày như thịt bò, gà, cá..., ưu tiên ăn nhiều hoa quả, rau xanh giúp cơ thể tươi tắn, khỏe mạnh.
Các mẹ nên dành thời gian cho cơ thể vận động với những bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga… Tập thể dục cũng là cách giúp cơ thể trở nên dẻo dai, tăng sức đề kháng và nhanh hồi phục hơn.
Cần giữ tinh thần thoải mái, bổ sung đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị hậu sản mòn. (Ảnh Medscape) |
Đặc biệt, cần giữ cho bản thân tinh thần thoải mái, tránh lo âu. Người mẹ nên nhờ sự hỗ trợ của người thân trong việc chăm con để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
Xem thêm: Gần gũi chồng quá sớm sau sinh, các mẹ dễ bị hậu sản mòn
Mỹ Anh
Theo Đời sống & Pháp lý
Nhận xét
Đăng nhận xét